Tiểu thuyết Phụ Nữ Thực Tế, Đàn Ông Phát Cuồng-full
Lượt xem : |
/>
Anh thấy hối hận vì đã hỏi Phùng Hy vấn đề này. Anh không chỉ quen Giang Du San một cách đơn giản, mà anh còn quá quen thuộc đối với cô, quen thuộc đến mức sau khi nghe thấy Phùng Hy nhắc đến tên cô là biết được suy nghĩ của cô.
Mạnh Thời nghĩ lướt trong đầu, lần gần đây nhất gặp Giang Du San là hôm ăn cơm ở nhà hàng Sơn Dã Nhân Gia của ông Đặng. Lẽ nào tối hôm đó Giang Du San đã nhìn thấy ư? Anh xót xa nghĩ, Phùng Hy ngốc nghếch vẫn chưa hề biết gì! Anh phải làm gì bây giờ? Mạnh Thời ranh mãnh nhớ đến lời của dì Tạ, nếu như anh và Phùng Hy có thể làm cho mọi sự đã rồi, sinh một thằng cu mập mạp thì đó mới thực sự gọi là Thượng phương bảo kiếm.
“Anh cười gì vậy! Lê tuyết vẫn phải đun thêm một lát nữa. Buổi tối anh nhớ xem nước trong xoong đã đun cạn chưa, đừng để cháy nhé”.
Mạnh Thời bèn chơi bài chây ì, nhìn cô nói: “Anh có biết lúc nào là được đâu, chắc chắn sẽ để cháy! Hy Hy, em về nhà làm gì? Chuyển đến phòng anh ở đi! Hai người hai phòng tối gọi điện thoại dỗ em ngủ tốn tiền lắm”.
Phùng Hy chớp chớp mắt, ngại ngùng nạt anh nói: “Đừng có hòng!”.
Sắc mặt cô lộ rõ vẻ khả nghi, ánh mắt mông lung. Mạnh Thời bèn đưa tay ôm ngang eo cô, bế cô ngồi lên đùi mình, cúi đầu cắn khuyên tai của cô.
Phùng Hy rên lên một tiếng, cô cố gắng nhịn cảm giác buồn buồn bên tai đó, đẩy Mạnh Thời, nói: “Ăn xong một tiếng đồng hồ không nên vận động mạnh”.
Mạnh Thời cười đáp: “Anh sẽ cố khởi động kỹ, sẽ khống chế thời gian”.
Phùng Hy bực quá đấm anh liên hồi, nhảy tót xuống đất, mặt đỏ bừng nói: “Anh mà để cháy xoong thì sau này em sẽ không nấu nữa chỉ ăn thôi!”.
Cô xách túi lên, lườm anh một cái, cạch cạch đi giầy cao gót ra về.
Mạnh Thời thầm nghĩ với vẻ tiếc nuối, dùng binh quan trọng nhất là phải nhanh, nếu tối nay anh mà không phải gọi điện thoại về nhà để nắm tình hình thì chắc chắn anh sẽ không để cô thoát. Thu dọn xong bát đĩa, Mạnh Thời liền ngồi ở phòng khách gọi điện thoại, “Mẹ à, ngày mai con sẽ về nhà ăn cơm. Vâng, con về được mấy hôm rồi. Cô ấy cũng đòi đến à?”.
Đầu bên kia điện thoại, mẹ Mạnh Thời hào hứng khen Giang Du San, trách Mạnh Thời không về để ở bên cô ấy. Mạnh Thời nhanh trí nghĩ, tối mai Giang Du San cũng muốn đến nhà anh, cho dù không muốn gặp cô anh cũng phải về. Anh ngáp một cái, cười nói: “Mẹ à, mai con về rồi nói chuyện nhé. Con đi cả ngày, mệt rồi”.
Mẹ Mạnh Thời liền xót con ngay, vội dặn dò anh vài câu rồi cúp máy. Bà đặt điện thoại, mừng rỡ nói với cha Mạnh Thời: “Ông Thành, ngày mai Mạnh Thời về, lần này nghe thấy tên Du San nó không chối đây đẩy nữa. Tôi phải báo cho Du San ngay, bảo con bé ngày mai phải trang điểm đẹp vào”.
Mạnh Thụy Thành tay xách ấm trà Tử Sa “ừ” một tiếng, chậm rãi đi vào phòng làm việc.
Thành phố này cổ xưa và có lịch sử lâu đời, sông Lan Khê chảy trong thành phố, nghe nói lấy một mảnh sứ bất kỳ bên bờ sông cũng đều có lịch sử. Phía tây thành phố có một ngọn núi, đỉnh núi cao ngất, địa hình khúc khuỷu, giống như cái gác bút, vì thế mới có tên là núi Gác Bút. Rất nhiều ông thầy phong thủy tay chỉ vào sông Lan Khê, mắt nhìn về phía núi Gác Bút xa xa, nói rằng vùng đất này hội tụ nhiều văn nhân nổi tiếng.
Thời đại thay đổi, xã hội tiến bộ, thành phố cổ cùng một lúc có hai diện mạo cũ và mới, trong thành phố này không những có những nhân vật thời thượng, mà còn có một số gia đình có truyền thống lâu đời, ví dụ nhà họ Mạnh.
Cho đến nay nhà họ Mạnh vẫn giữ được bộ gia phả gồm mấy chục cuốn dày. Ông cố nội của Mạnh Thời là nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng đời nhà Thanh. Đến thời ông nội Mạnh Thời, bắt đầu thu mua đồ cổ của con em các nhà giàu bán ra, là ông Mạnh Tam nổi tiếng trong giới đồ cổ. Cha Mạnh Thời rất giỏi thư pháp, không bao giờ động vào đồ cổ, nhưng có tin đồn rằng cha Mạnh Thời - ông Mạnh Thụy Thành giám định đồ cổ còn giỏi hơn ông nội Mạnh Thời. Nhờ có sự ảnh hưởng từ phía gia đình, ngay từ thời học cấp hai Mạnh Thời đã đi săn đồ cổ trên phố đồ cổ để chơi, thời đại học học ngành văn vật và khảo cổ, lý do chọn ngành này là vì tính tình lười biếng, dễ thi lấy học phần.
Ngôi nhà của Mạnh Thời đã trải qua trăm năm chiến hỏa nhưng vẫn được gìn giữ rất tốt. Thời “Cách mạng văn hóa” đã bị khám xét tịch thu, sau khi ông nội Mạnh Thời và cha Mạnh Thời được minh oan, lại được trả lại đồ đạc. Sau cải cách mở cửa, các đồ cổ, tranh chữ được nhà họ Mạnh giấu trong núi Gác Bút mới được chuyển về hoàn chỉnh.
Ông nội Mạnh Thời hận nhất là bị lôi ra đường bêu giễu trước dân chúng làm mất thể diện, trước khi qua đời còn tổ chức một cuộc triển lãm cực lớn, trước ánh mắt hâm mộ của bao người, quyên góp hết các sản phẩm được trưng bày, sau đó mới nhẹ nhàng qua đời trong bao tiếng trầm trồ, khen ngợi. Mạnh Thụy Thành là người kín đáo, không bao giờ tham gia bất cứ các buổi hội họp giao du nào, và cũng không bao giờ nhận giám định đồ cổ hộ ai.
Càng như thế, lại càng nhiều người tìm đến nhà. Những năm gần đây cổ vật dường như đã có được chức năng tích trữ như vàng, đồng thời lại là thú chơi tao nhã, người làm quan, người có tiền đều thích chơi.
Bản thân Mạnh Thụy Thành không giám định đồ cổ cho mọi người, nhưng ông cũng không ngăn cản Mạnh Thời. Người ta đến nhà họ Mạnh bị Mạnh Thụy Thành từ chối, nhờ Mạnh Thời chín mươi phần trăm là được. Những cái nào tự xem được thì Mạnh Thời sẽ xem, những cái nào không chắc chắn sẽ mang đi hỏi cha mình. Mạnh Thụy Thành cũng chậm rãi gợi ý cho con trai vài câu, Mạnh Thời sẽ kín đáo truyền đạt lại. Anh là người trọng nghĩa nên kết giao được với rất nhiều bạn bè, ví dụ ông chủ nhà hàng Hoàng Đô, ông Đặng ở nhà hàng Sơn Dã Nhân Gia. Giới đồ cổ còn đặt cho anh biệt hiệu là “Hồ ly điềm đạm”, rất được mọi người quý mến.
Giang Du San xinh đẹp, tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng, gia đình lại giàu có. Lúc đầu cô cũng không thích chuyện làm mai làm mối, nhưng sau khi nhìn thấy Mạnh Thời cao ráo đẹp trai, có khí chất cũng thấy rung động, cảm thấy ít nhất ngoại hình của anh cũng không đến nỗi tồi. Sau khi gặp gỡ, Mạnh Thời lại thủng thẳng nói với cô rằng chuyện này không thể thành. Về đến nhà cô giận đến run người, nói với cha rằng: “Nhà họ Mạnh chỉ được cái tiếng, thư sinh nghèo lại còn làm bộ thế à?”.
Cha cô - ông Giang Duy Hán cười cười, nói: “Nghèo? Ba nói thật với con nhé, hiện nay bộ trang sức màu ngọc bích mà con đeo là do nhà họ Mạnh tặng khi con mới chào đời. Chính vì thời “Cách mạng văn hóa” cả nhà họ bị đuổi đến ở tại khu nhà dột nát nên hai nhà mới trở thành hàng xóm của nhau, gia đình chúng ta rất quan tâm đến gia đình họ. Đầu thập kỷ tám mươi mà còn tặng được món quà như thế thì con còn nghĩ là nhà họ nghèo nữa hay không? Chẳng qua là nhà người ta kín đáo. Bộ bàn ghế Bát tiên dùng khi mời chúng ta ăn cơm nghe nói là của đời nhà Minh đấy”.
Giang Du San sững sờ trợn tròn mắt.
Kín đáo, không phô trương nhưng lại vẫn hơn người. Kể từ đó, Giang Du San nhìn Mạnh Thời với ánh mắt thực sự ngưỡng mộ. Cô rất tán đồng với những điều mà cha cô nói, công việc buôn bán vật liệu mà gia đình cô làm dù lớn đến đâu, cũng không thể là danh gia vọng tộc. Còn nhà họ Mạnh lại khác, nhà họ Mạnh có truyền thống và thanh danh từ hàng trăm năm nay. Người có tiền cùng lắm là tìm được vài người giúp việc giỏi giang trên thị trường. Chú Tần - người gác cửa nhà họ Mạnh cũng là nô bộc từ lâu đời, cô chỉ nhìn thấy cảnh xa hoa đó trên ti vi. Sức thu hút thần bí của nhà họ Mạnh đã khiến cô càng có thiện cảm với Mạnh Thời.
Sau khi nhận được điện thoại của Mạnh Thời, Giang Du San bèn chọn ngay áo dài Thượng Hải. Cha mẹ Mạnh Thời đều thích mặc những bộ quần áo theo kiểu cổ điển, nhà họ Mạnh ngoài Mạnh Thời ra, không ai mặc quần áo mốt mới cả. Bất giác cô lại liên hệ việc Mạnh Thời về nhà ngày mai với việc cô gặp Phùng Hy. Giang Du San đứng trước và thầm nói với mình rằng: “Mạnh Thời anh còn đòi là người của nhà họ Mạnh à! Cô ta là người đã từng ly hôn đấy!”.
Mạnh Thời lái xe đến cửa ngõ bèn dừng lại. Anh quay đầu nhìn thành phố với hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau, đằng sau đèn đường rực rỡ, nhà cao tầng mọc san sát. Phía trước mặt men theo bờ sông là mấy con phố cổ mới được làm lại, sau khi quy hoạch lại thành phố liền bố trí đèn đường giấu trong các chuỗi đèn lồng không biết đâu là điểm cuối cùng. Anh như người đang đứng trước con đường ngầm, lùi một bước là hiện đại, tiến một bước là quay về thời cổ.
Mạnh Thời có phần rầu rĩ đứng ở ngã tư đường một lát, khẽ thở dài. Nếu giống như du khách hoặc khách thập phương từ thành phố đến dắt tay Phùng Hy đi vào phố cổ thì rất đơn giản, còn để dắt tay cô vào cổng nhà có đôi sư tử đá trước cửa thì lại vô cùng khó khăn.
Gió thổi tới, mát dịu, nhưng sẽ khó như thế nào? Một cảm giác khinh miệt trào dâng trong lòng. Anh nhìn lại mình, quần bò, áo phông, giày bụi, đột nhiên anh chậm rãi nghĩ, nếu nhuộm thêm một vài lọn tóc, thì không biết anh có bị cái nghiên Liên Hoa Bảo của đời nhà Thanh đó đập hay không?
Trước đó dì Tạ đã mỉa mai rằng: “Dường như về nhà dì cứ phải mặc áo dài Thượng Hải mới được coi là bình thường hay sao ấy, chỉ muốn xé chỗ xẻ tà lên đến đùi thôi. Cậu Mạnh thì lại không thế, không thay quần áo mà cũng vẫn vào bàn ăn ngồi ăn như thường!”.
Lúc đó Mạnh Thời cười lớn: “Lúc dì ly hôn ít nhiều thì cha cháu còn mắng chú ấy đúng không? Nhìn sắc mặt cha cháu lúc đó giống như sắp có điềm lành đến”.
Dì Tạ phì cười: “Dám so cha mình với Nhạc Bất Quần, nhà người không sợ bàn tay sắt của chú Tần hay sao?”.
Mạnh Thời cười lớn, “Cả nhà chỉ có mỗi chú Tần là bênh cháu nhất, mẹ cháu muốn bênh nhưng cánh ngắn quá”.
Nghĩ đến mọi người trong gia đình, Mạnh Thời cảm thấy họ khác người quá, chú Tần là một nhân vật khác người trong số những người khác người đó. Tuy nhiên, anh lại rất nhớ chú Tần, có lẽ là vì chú Tần sẽ là người vì anh mà bênh Phùng Hy nhất.
Mạnh Thời bước vào cửa nhà với tâm trạng phức tạp. Dưới mái hiên cũng treo hai chiếc đèn lồng đỏ, trên cửa có treo tấm biển: Nhà Gianh, văn vật bảo hộ cấp thành phố, năm 1987. Anh cười thầm, chỉ có thằng ngốc mới coi một cái sân đời Minh Thanh là Nhà Gianh. Đây là do ông nội anh - Mạnh Tam tự tay viết sau khi ngôi nhà này được thu hồi, thay hai chữ “Mạnh Phủ” trước đó. Nghĩ đến tâm trạng của ông nội hồi đó và hành động quyên góp rất nhiều văn vật của ông, Mạnh Thời thấy hai chữ này cũng không đến nỗi.
Chiếc chuông đồng hình tròn vừa lắc, chú Tần đã ra mở cửa. Ông là một ông cụ vô cùng gầy gò, mặc một chiếc áo kiểu cũ màu xám, chân đi giày vải, tinh thần nhanh nhẹn. Ông nhìn Mạnh Thời từ đầu đến chân, dường như rất không hài lòng với cách ăn mặc của anh, sầm mặt nói: “Thiếu gia, cậu đừng để vừa quay về đã khiến lão gia không vui!”.
Mạnh Thời nghe vậy đã muốn nổi cáu. Thời đại nào rồi mà còn thiếu gia, lão gia! Anh đã nói bao nhiêu lần, nhưng đều bị chú Tần lườm lại. Mạnh Thời không sợ cha anh ông Mạnh Thụy Thành, nhưng đành phải chào thua trước nhiệt huyết trung thành của chú Tần. Thời buổi này mà còn gặp được người trung thành hết lòng như vậy, anh cảm thấy dùng câu nói “người người bình đẳng” để khuyên chú Tần thay đổi cách xưng hô cũng không thể thuyết phục được ông.
Anh cố tình vuốt nếp nhăn trên áo phông, mỉm cười nói: “Chú cứ yên tâm, hôm nay cháu sẽ không để họ giận đâu”.
Trong mắt chú Tần thoáng qua một vẻ cười cười, rồi chú đóng cửa đi vào phòng bên.
Mạnh Thời do dự một lát rồi đi theo sau, nhìn thấy trên bàn máy tính vẫn đang bật, trên màn hình là trò Kiếm hiệp, bèn cười tinh nghịch hỏi: “Chú Tần chơi đến cấp mấy rồi?”.
Mạng ADSL ở nhà là do Mạnh Thời gợi ý lắp. Nhà họ Mạnh rất chú trọng truyền thống, nhưng không có nghĩa là cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Lúc đầu chú Tần cũng không có hứng thú với máy tính, Mạnh Thời chơi thử cho vài lần, ông liền mê, lại còn lấy cho mình một cái nick là Hiệp khách tiêu dao hồng trần. Lúc lấy nick này, ông còn nức nở một hồi, dường như còn rất lưu luyến với giang hồ.
Một chút ngượng nghịu thoáng qua mặt chú Tần, lưng quay về phía Mạnh Thời, chậm rãi nói: “Vào ăn cơm trước đi, còn đợi mỗi cậu nữa thôi đấy. Buổi tối không có việc gì thì đến đây sau”.
Thấy chú Tần không có biểu hiện gì bất thường, Mạnh Thời thầm đoán không biết Giang Du San đã kể gì về Phùng Hy cho cha mẹ anh biết chưa. Anh vội điều chỉnh ngay chiến lược, hào hứng đáp lời chú Tần rồi rời phòng.
Phía sau cửa lớn là sân, hành lang nối với phòng đông tây và sảnh chính. Sau cửa thứ hai là một ngôi đình nhỏ kề sát sông Lan Khê. Qua mùa xuân, bữa tối nhà họ Mạnh đều ăn tr
Mạnh Thời nghĩ lướt trong đầu, lần gần đây nhất gặp Giang Du San là hôm ăn cơm ở nhà hàng Sơn Dã Nhân Gia của ông Đặng. Lẽ nào tối hôm đó Giang Du San đã nhìn thấy ư? Anh xót xa nghĩ, Phùng Hy ngốc nghếch vẫn chưa hề biết gì! Anh phải làm gì bây giờ? Mạnh Thời ranh mãnh nhớ đến lời của dì Tạ, nếu như anh và Phùng Hy có thể làm cho mọi sự đã rồi, sinh một thằng cu mập mạp thì đó mới thực sự gọi là Thượng phương bảo kiếm.
“Anh cười gì vậy! Lê tuyết vẫn phải đun thêm một lát nữa. Buổi tối anh nhớ xem nước trong xoong đã đun cạn chưa, đừng để cháy nhé”.
Mạnh Thời bèn chơi bài chây ì, nhìn cô nói: “Anh có biết lúc nào là được đâu, chắc chắn sẽ để cháy! Hy Hy, em về nhà làm gì? Chuyển đến phòng anh ở đi! Hai người hai phòng tối gọi điện thoại dỗ em ngủ tốn tiền lắm”.
Phùng Hy chớp chớp mắt, ngại ngùng nạt anh nói: “Đừng có hòng!”.
Sắc mặt cô lộ rõ vẻ khả nghi, ánh mắt mông lung. Mạnh Thời bèn đưa tay ôm ngang eo cô, bế cô ngồi lên đùi mình, cúi đầu cắn khuyên tai của cô.
Phùng Hy rên lên một tiếng, cô cố gắng nhịn cảm giác buồn buồn bên tai đó, đẩy Mạnh Thời, nói: “Ăn xong một tiếng đồng hồ không nên vận động mạnh”.
Mạnh Thời cười đáp: “Anh sẽ cố khởi động kỹ, sẽ khống chế thời gian”.
Phùng Hy bực quá đấm anh liên hồi, nhảy tót xuống đất, mặt đỏ bừng nói: “Anh mà để cháy xoong thì sau này em sẽ không nấu nữa chỉ ăn thôi!”.
Cô xách túi lên, lườm anh một cái, cạch cạch đi giầy cao gót ra về.
Mạnh Thời thầm nghĩ với vẻ tiếc nuối, dùng binh quan trọng nhất là phải nhanh, nếu tối nay anh mà không phải gọi điện thoại về nhà để nắm tình hình thì chắc chắn anh sẽ không để cô thoát. Thu dọn xong bát đĩa, Mạnh Thời liền ngồi ở phòng khách gọi điện thoại, “Mẹ à, ngày mai con sẽ về nhà ăn cơm. Vâng, con về được mấy hôm rồi. Cô ấy cũng đòi đến à?”.
Đầu bên kia điện thoại, mẹ Mạnh Thời hào hứng khen Giang Du San, trách Mạnh Thời không về để ở bên cô ấy. Mạnh Thời nhanh trí nghĩ, tối mai Giang Du San cũng muốn đến nhà anh, cho dù không muốn gặp cô anh cũng phải về. Anh ngáp một cái, cười nói: “Mẹ à, mai con về rồi nói chuyện nhé. Con đi cả ngày, mệt rồi”.
Mẹ Mạnh Thời liền xót con ngay, vội dặn dò anh vài câu rồi cúp máy. Bà đặt điện thoại, mừng rỡ nói với cha Mạnh Thời: “Ông Thành, ngày mai Mạnh Thời về, lần này nghe thấy tên Du San nó không chối đây đẩy nữa. Tôi phải báo cho Du San ngay, bảo con bé ngày mai phải trang điểm đẹp vào”.
Mạnh Thụy Thành tay xách ấm trà Tử Sa “ừ” một tiếng, chậm rãi đi vào phòng làm việc.
Thành phố này cổ xưa và có lịch sử lâu đời, sông Lan Khê chảy trong thành phố, nghe nói lấy một mảnh sứ bất kỳ bên bờ sông cũng đều có lịch sử. Phía tây thành phố có một ngọn núi, đỉnh núi cao ngất, địa hình khúc khuỷu, giống như cái gác bút, vì thế mới có tên là núi Gác Bút. Rất nhiều ông thầy phong thủy tay chỉ vào sông Lan Khê, mắt nhìn về phía núi Gác Bút xa xa, nói rằng vùng đất này hội tụ nhiều văn nhân nổi tiếng.
Thời đại thay đổi, xã hội tiến bộ, thành phố cổ cùng một lúc có hai diện mạo cũ và mới, trong thành phố này không những có những nhân vật thời thượng, mà còn có một số gia đình có truyền thống lâu đời, ví dụ nhà họ Mạnh.
Cho đến nay nhà họ Mạnh vẫn giữ được bộ gia phả gồm mấy chục cuốn dày. Ông cố nội của Mạnh Thời là nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng đời nhà Thanh. Đến thời ông nội Mạnh Thời, bắt đầu thu mua đồ cổ của con em các nhà giàu bán ra, là ông Mạnh Tam nổi tiếng trong giới đồ cổ. Cha Mạnh Thời rất giỏi thư pháp, không bao giờ động vào đồ cổ, nhưng có tin đồn rằng cha Mạnh Thời - ông Mạnh Thụy Thành giám định đồ cổ còn giỏi hơn ông nội Mạnh Thời. Nhờ có sự ảnh hưởng từ phía gia đình, ngay từ thời học cấp hai Mạnh Thời đã đi săn đồ cổ trên phố đồ cổ để chơi, thời đại học học ngành văn vật và khảo cổ, lý do chọn ngành này là vì tính tình lười biếng, dễ thi lấy học phần.
Ngôi nhà của Mạnh Thời đã trải qua trăm năm chiến hỏa nhưng vẫn được gìn giữ rất tốt. Thời “Cách mạng văn hóa” đã bị khám xét tịch thu, sau khi ông nội Mạnh Thời và cha Mạnh Thời được minh oan, lại được trả lại đồ đạc. Sau cải cách mở cửa, các đồ cổ, tranh chữ được nhà họ Mạnh giấu trong núi Gác Bút mới được chuyển về hoàn chỉnh.
Ông nội Mạnh Thời hận nhất là bị lôi ra đường bêu giễu trước dân chúng làm mất thể diện, trước khi qua đời còn tổ chức một cuộc triển lãm cực lớn, trước ánh mắt hâm mộ của bao người, quyên góp hết các sản phẩm được trưng bày, sau đó mới nhẹ nhàng qua đời trong bao tiếng trầm trồ, khen ngợi. Mạnh Thụy Thành là người kín đáo, không bao giờ tham gia bất cứ các buổi hội họp giao du nào, và cũng không bao giờ nhận giám định đồ cổ hộ ai.
Càng như thế, lại càng nhiều người tìm đến nhà. Những năm gần đây cổ vật dường như đã có được chức năng tích trữ như vàng, đồng thời lại là thú chơi tao nhã, người làm quan, người có tiền đều thích chơi.
Bản thân Mạnh Thụy Thành không giám định đồ cổ cho mọi người, nhưng ông cũng không ngăn cản Mạnh Thời. Người ta đến nhà họ Mạnh bị Mạnh Thụy Thành từ chối, nhờ Mạnh Thời chín mươi phần trăm là được. Những cái nào tự xem được thì Mạnh Thời sẽ xem, những cái nào không chắc chắn sẽ mang đi hỏi cha mình. Mạnh Thụy Thành cũng chậm rãi gợi ý cho con trai vài câu, Mạnh Thời sẽ kín đáo truyền đạt lại. Anh là người trọng nghĩa nên kết giao được với rất nhiều bạn bè, ví dụ ông chủ nhà hàng Hoàng Đô, ông Đặng ở nhà hàng Sơn Dã Nhân Gia. Giới đồ cổ còn đặt cho anh biệt hiệu là “Hồ ly điềm đạm”, rất được mọi người quý mến.
Giang Du San xinh đẹp, tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng, gia đình lại giàu có. Lúc đầu cô cũng không thích chuyện làm mai làm mối, nhưng sau khi nhìn thấy Mạnh Thời cao ráo đẹp trai, có khí chất cũng thấy rung động, cảm thấy ít nhất ngoại hình của anh cũng không đến nỗi tồi. Sau khi gặp gỡ, Mạnh Thời lại thủng thẳng nói với cô rằng chuyện này không thể thành. Về đến nhà cô giận đến run người, nói với cha rằng: “Nhà họ Mạnh chỉ được cái tiếng, thư sinh nghèo lại còn làm bộ thế à?”.
Cha cô - ông Giang Duy Hán cười cười, nói: “Nghèo? Ba nói thật với con nhé, hiện nay bộ trang sức màu ngọc bích mà con đeo là do nhà họ Mạnh tặng khi con mới chào đời. Chính vì thời “Cách mạng văn hóa” cả nhà họ bị đuổi đến ở tại khu nhà dột nát nên hai nhà mới trở thành hàng xóm của nhau, gia đình chúng ta rất quan tâm đến gia đình họ. Đầu thập kỷ tám mươi mà còn tặng được món quà như thế thì con còn nghĩ là nhà họ nghèo nữa hay không? Chẳng qua là nhà người ta kín đáo. Bộ bàn ghế Bát tiên dùng khi mời chúng ta ăn cơm nghe nói là của đời nhà Minh đấy”.
Giang Du San sững sờ trợn tròn mắt.
Kín đáo, không phô trương nhưng lại vẫn hơn người. Kể từ đó, Giang Du San nhìn Mạnh Thời với ánh mắt thực sự ngưỡng mộ. Cô rất tán đồng với những điều mà cha cô nói, công việc buôn bán vật liệu mà gia đình cô làm dù lớn đến đâu, cũng không thể là danh gia vọng tộc. Còn nhà họ Mạnh lại khác, nhà họ Mạnh có truyền thống và thanh danh từ hàng trăm năm nay. Người có tiền cùng lắm là tìm được vài người giúp việc giỏi giang trên thị trường. Chú Tần - người gác cửa nhà họ Mạnh cũng là nô bộc từ lâu đời, cô chỉ nhìn thấy cảnh xa hoa đó trên ti vi. Sức thu hút thần bí của nhà họ Mạnh đã khiến cô càng có thiện cảm với Mạnh Thời.
Sau khi nhận được điện thoại của Mạnh Thời, Giang Du San bèn chọn ngay áo dài Thượng Hải. Cha mẹ Mạnh Thời đều thích mặc những bộ quần áo theo kiểu cổ điển, nhà họ Mạnh ngoài Mạnh Thời ra, không ai mặc quần áo mốt mới cả. Bất giác cô lại liên hệ việc Mạnh Thời về nhà ngày mai với việc cô gặp Phùng Hy. Giang Du San đứng trước và thầm nói với mình rằng: “Mạnh Thời anh còn đòi là người của nhà họ Mạnh à! Cô ta là người đã từng ly hôn đấy!”.
Mạnh Thời lái xe đến cửa ngõ bèn dừng lại. Anh quay đầu nhìn thành phố với hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau, đằng sau đèn đường rực rỡ, nhà cao tầng mọc san sát. Phía trước mặt men theo bờ sông là mấy con phố cổ mới được làm lại, sau khi quy hoạch lại thành phố liền bố trí đèn đường giấu trong các chuỗi đèn lồng không biết đâu là điểm cuối cùng. Anh như người đang đứng trước con đường ngầm, lùi một bước là hiện đại, tiến một bước là quay về thời cổ.
Mạnh Thời có phần rầu rĩ đứng ở ngã tư đường một lát, khẽ thở dài. Nếu giống như du khách hoặc khách thập phương từ thành phố đến dắt tay Phùng Hy đi vào phố cổ thì rất đơn giản, còn để dắt tay cô vào cổng nhà có đôi sư tử đá trước cửa thì lại vô cùng khó khăn.
Gió thổi tới, mát dịu, nhưng sẽ khó như thế nào? Một cảm giác khinh miệt trào dâng trong lòng. Anh nhìn lại mình, quần bò, áo phông, giày bụi, đột nhiên anh chậm rãi nghĩ, nếu nhuộm thêm một vài lọn tóc, thì không biết anh có bị cái nghiên Liên Hoa Bảo của đời nhà Thanh đó đập hay không?
Trước đó dì Tạ đã mỉa mai rằng: “Dường như về nhà dì cứ phải mặc áo dài Thượng Hải mới được coi là bình thường hay sao ấy, chỉ muốn xé chỗ xẻ tà lên đến đùi thôi. Cậu Mạnh thì lại không thế, không thay quần áo mà cũng vẫn vào bàn ăn ngồi ăn như thường!”.
Lúc đó Mạnh Thời cười lớn: “Lúc dì ly hôn ít nhiều thì cha cháu còn mắng chú ấy đúng không? Nhìn sắc mặt cha cháu lúc đó giống như sắp có điềm lành đến”.
Dì Tạ phì cười: “Dám so cha mình với Nhạc Bất Quần, nhà người không sợ bàn tay sắt của chú Tần hay sao?”.
Mạnh Thời cười lớn, “Cả nhà chỉ có mỗi chú Tần là bênh cháu nhất, mẹ cháu muốn bênh nhưng cánh ngắn quá”.
Nghĩ đến mọi người trong gia đình, Mạnh Thời cảm thấy họ khác người quá, chú Tần là một nhân vật khác người trong số những người khác người đó. Tuy nhiên, anh lại rất nhớ chú Tần, có lẽ là vì chú Tần sẽ là người vì anh mà bênh Phùng Hy nhất.
Mạnh Thời bước vào cửa nhà với tâm trạng phức tạp. Dưới mái hiên cũng treo hai chiếc đèn lồng đỏ, trên cửa có treo tấm biển: Nhà Gianh, văn vật bảo hộ cấp thành phố, năm 1987. Anh cười thầm, chỉ có thằng ngốc mới coi một cái sân đời Minh Thanh là Nhà Gianh. Đây là do ông nội anh - Mạnh Tam tự tay viết sau khi ngôi nhà này được thu hồi, thay hai chữ “Mạnh Phủ” trước đó. Nghĩ đến tâm trạng của ông nội hồi đó và hành động quyên góp rất nhiều văn vật của ông, Mạnh Thời thấy hai chữ này cũng không đến nỗi.
Chiếc chuông đồng hình tròn vừa lắc, chú Tần đã ra mở cửa. Ông là một ông cụ vô cùng gầy gò, mặc một chiếc áo kiểu cũ màu xám, chân đi giày vải, tinh thần nhanh nhẹn. Ông nhìn Mạnh Thời từ đầu đến chân, dường như rất không hài lòng với cách ăn mặc của anh, sầm mặt nói: “Thiếu gia, cậu đừng để vừa quay về đã khiến lão gia không vui!”.
Mạnh Thời nghe vậy đã muốn nổi cáu. Thời đại nào rồi mà còn thiếu gia, lão gia! Anh đã nói bao nhiêu lần, nhưng đều bị chú Tần lườm lại. Mạnh Thời không sợ cha anh ông Mạnh Thụy Thành, nhưng đành phải chào thua trước nhiệt huyết trung thành của chú Tần. Thời buổi này mà còn gặp được người trung thành hết lòng như vậy, anh cảm thấy dùng câu nói “người người bình đẳng” để khuyên chú Tần thay đổi cách xưng hô cũng không thể thuyết phục được ông.
Anh cố tình vuốt nếp nhăn trên áo phông, mỉm cười nói: “Chú cứ yên tâm, hôm nay cháu sẽ không để họ giận đâu”.
Trong mắt chú Tần thoáng qua một vẻ cười cười, rồi chú đóng cửa đi vào phòng bên.
Mạnh Thời do dự một lát rồi đi theo sau, nhìn thấy trên bàn máy tính vẫn đang bật, trên màn hình là trò Kiếm hiệp, bèn cười tinh nghịch hỏi: “Chú Tần chơi đến cấp mấy rồi?”.
Mạng ADSL ở nhà là do Mạnh Thời gợi ý lắp. Nhà họ Mạnh rất chú trọng truyền thống, nhưng không có nghĩa là cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Lúc đầu chú Tần cũng không có hứng thú với máy tính, Mạnh Thời chơi thử cho vài lần, ông liền mê, lại còn lấy cho mình một cái nick là Hiệp khách tiêu dao hồng trần. Lúc lấy nick này, ông còn nức nở một hồi, dường như còn rất lưu luyến với giang hồ.
Một chút ngượng nghịu thoáng qua mặt chú Tần, lưng quay về phía Mạnh Thời, chậm rãi nói: “Vào ăn cơm trước đi, còn đợi mỗi cậu nữa thôi đấy. Buổi tối không có việc gì thì đến đây sau”.
Thấy chú Tần không có biểu hiện gì bất thường, Mạnh Thời thầm đoán không biết Giang Du San đã kể gì về Phùng Hy cho cha mẹ anh biết chưa. Anh vội điều chỉnh ngay chiến lược, hào hứng đáp lời chú Tần rồi rời phòng.
Phía sau cửa lớn là sân, hành lang nối với phòng đông tây và sảnh chính. Sau cửa thứ hai là một ngôi đình nhỏ kề sát sông Lan Khê. Qua mùa xuân, bữa tối nhà họ Mạnh đều ăn tr
Bài viết liên quan !
VỀ TRANG CHỦTải game online cho điện thoại
Wap đọc truyện online ,truyện teen hay ,chuyện tình yêu mới ,truyện ngắn ngôn tình,tiểu thuyết tình yêu ,truyện nhiều tập,đọc truyện trên điện thoại ...
© Truyenaz kho truyện ngắn hay
1011/1011